Bảo Yên tăng cường các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2022
Năm 2022 là năm tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ, quyết định
đến việc hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; tạo
nền tảng vững chắc để hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm,
giai đoạn 2021 - 2025. Huyện Bảo Yên đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và
sát với tình hình thực tế địa phương thực hiện hoàn thành các mục tiêu đề ra, trong
đó quan trọng là mục tiêu thu Ngân sách nhà nước trên địa địa bàn.
Với chủ đề của năm 2022 là “Đoàn
kết - Đổi mới - Thích ứng linh hoạt và Khát vọng phát triển” Cùng với đó là tinh thần trách nhiệm, quyết tâm
cao nhất, hướng tới người dân và doanh nghiệp. Trong đó huyện Bảo Yên đã xác định và tập
trung vào 4 địa bàn trọng tâm (xã Bảo Hà, Nghĩa Đô, Cam Cọn, thị trấn Phố
Ràng); 4 lĩnh vực trọng điểm (Phát triển du lịch bền vững; Cải cách hành chính
chuyển đổi số; Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn và xây dựng Nông thôn mới;
Công tác quy hoạch và Xây dựng cơ sở hạ
tầng) và 15 nhiệm vụ giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội và một trong những nhiệm vụ được xác định là trọng tâm năm 2022 là thu
Ngân sách nhà nước (NSNN).
Theo đó dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Bảo Yên năm
2022 là 177.300 triệu đồng, trong đó: Tổng thu từ tiền sử dụng đất là 92.300
triệu đồng; Dự toán phấn đấu huyện giao là 196.400 triệu đồng, trong đó tổng
thu từ tiền sử dụng đất là: 103.400 triệu đồng. Thu NSNN 5 tháng đầu năm 2022, đạt
54,577 tỷ đồng bằng 30,5% dự toán huyện giao, bằng 28% so với dự toán phấn đấu
và bằng 145,8% so với cùng kỳ. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19,
cũng như một số nguyên nhân khách quan và chủ quan khác, một số khoản thu giảm
như: Thu từ khu vực ngoài quốc doanh (do thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH 15 về giảm thuế GTGT; Giảm thu từ doanh nghiệp vãng lai do áp dụng tỷ lệ thu từ 2% xuống còn
1%...); Thuế thu nhập cá nhân (do giảm thu từ hoạt động SXKD của các hộ do cuối
năm 2021 thực hiện theo Nghị quyết 406/2021/QH15 về việc giảm thuế 6 tháng cuối
năm của hộ kinh doanh); Thu cấp quyền khai thác khoáng sản; Thu
lệ phí trước bạ...
Bảo Yên họp bàn các giải pháp thu ngân sách năm 2022.
Đến
thời điểm hiện tại, sau khi tình hình dịch bệnh
Covid-19 được
khống chế, nhưng ảnh hưởng của đại dịch vẫn tiếp tục tác động xấu đến tình hình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ cá nhân kinh doanh trên địa bàn;
nhiều hộ, cá nhân kinh doanh vẫn tạm ngừng nghỉ hoặc kinh doanh cầm chừng. Do đó, nguồn thu ngân sách sẽ có sự tác động mạnh, các nguồn từ sản xuất kinh doanh bị
ảnh hưởng dẫn tới hụt thu ngân sách. Xác định rõ những khó khăn trong
công tác thu NSNN, huyện Bảo Yên đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức các hội
nghị bàn các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN trên địa bàn, trong đó
tập trung vào các giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết
số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực
hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm
2022. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 95/NQ-HĐND ngày 20/12/2021
của HĐND huyện về phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 huyện Bảo Yên; Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 20/12/2021 của UBND tỉnh
Lào Cai về một số giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều
hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2022.
Thứ
hai, bám sát nguồn thu, thường xuyên thu thập thông tin về tình hình tài
chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế từ đó có giải pháp cụ
thể trong từng trường hợp, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế của
người nộp thuế vào NSNN, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách được
giao ở mức cao nhất.
Thứ
ba, theo sát diễn biến về tình hình, đánh giá phân tích khả năng tăng,
giảm nguồn thu trong việc thực hiện chính sách thuế mới của Quốc hội, Chính phủ
như: kích cầu tiêu dùng, miễn, giảm, ưu đãi… để kịp thời thực hiện các biện pháp
chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để đảm bảo tăng trưởng kinh tế,
đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ
tư, công tác Quản lý nợ thuế, tăng cường phối hợp với các cơ quan liên
quan, kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế, trong đó chú trọng thu nợ
qua bên thứ 3, yêu cầu các ngân hàng TM phong tỏa tài khoản, đình chỉ sử dụng hóa
đơn; tăng cường phối hợp thu, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với những đối
tượng hoạt động trong lĩnh vực XDCB; Theo dõi nợ chính xác, đầy đủ và ứng dụng
tổng hợp các phương pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ
để theo dõi, đôn đốc thu nợ, cưỡng chế nợ thuế hiệu quả.
Thứ
năm, tăng cường giám sát, kiểm tra kê khai thuế của người nộp thuế. Kiểm
tra việc chấp hành chính sách thuế của người nộp thuế. Phân loại đối tượng nộp
thuế theo loại hình, lĩnh vực, quy mô, địa bàn hoạt động SXKD và hình thức quản
lý thuế để chống thất thu về đối tượng và tiền thuế.
Thứ
sáu, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp chống thất thu trong
hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. Có biện pháp xử lý hoặc kiến
nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý đối với hành
vi trốn thuế trong hoạt động chuyển nhượng, kinh doanh bất động sản. Trong quá
trình giải quyết hồ sơ tăng cường kiểm tra, phát hiện các trường hợp kê khai
thuế có dấu hiệu khai không đúng giá chuyển nhượng, mua bán thực tế.
Thứ bảy, triển khai có hiệu quả hóa đơn điện tử theo đúng lộ
trình, yêu cầu đề ra theo quy định của Luật Quản lý thuế từ 01/7/2022 và các
văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, UBND tỉnh và Tổng cục Thuế. Đến 15/5/2022
đạt 100% tổ chức, danh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh có sử dụng hóa đơn của cơ
quan thuế chuyển sang sử dụng Hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định
123/2020/NĐ-CP. Đẩy mạnh triển khai có hiệu quả ứng dụng Etax-mobile trong quản
lý thuế đến các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế
đáp ứng nhiệm vụ hoạt động xã hội số, kinh tế số.
Thứ
tám, tiếp tục cải cách hiện
đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, duy trì dịch vụ kê
khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử. Hỗ trợ người
nộp thuế thực hiện nghĩa vụ
với NSNN từ khâu đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử mà không cần
phải đến trực tiếp cơ quan thuế, giảm thời gian thực hiện các thủ tục tạo thuận
lợi cho người nộp thuế
thực hiện nghĩa vụ với thu NSNN.
Thứ chín, đôn đốc các tổ chức, cá nhân nộp ngay
các khoản thuế tồn đọng, phát sinh vào ngân sách Nhà nước; đôn đốc thu đối với
số thuế được gia hạn đến hạn phải nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng quy
định. Kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định nhằm thu hồi các
khoản nợ vào NSNN đảm bảo tỷ lệ nợ thuế theo quy định.