Đoàn viên người dao với mô hình trồng cây đinh lăng dưới tán rừng
Lượt xem: 1122
Với nhiệt huyết tuổi trẻ, tinh thần dám nghĩ, dám làm, đoàn viên Đặng Văn Tam chi đoàn bản Bông 3 xã Bảo Hà ngoài việc phủ xanh trên 10ha đât rừng bằng i nhiều giống cây mới cho hiệu quả kinh tế cao. Tam  còn mạnh dạn đưa vào trồng xen canh cây đinh lăng lưới tán rừng để nâng cao giá trị trên mỗi diện tích đất canh tác.  Anh là một điển hình trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương.

Đây là một phần diện tích rừng của gia đình đoàn viên Đặng Văn Tam ở bản Bông 3 xã Bảo Hà, tất cả đều đã được phủ xanh bằng các giống cây như: sưa đỏ, quế, bồ đề… Còn phía dưới những tán rừng này là hàng vạn gốc cây đinh lăng được Tam trồng xen canh để tăng hiệu quả kinh tế. Sinh năm 1992 sau khi tốt nghiệp học viện Lục Quân, Đặng Văn Tam về địa phương công tác, đảm nhiệm chức vụ Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã Bảo Hà và sinh hoạt đoàn tại chi đoàn bản Bông 3. Cùng với công tác xã hội Tam luôn trăn trở làm thế nào để khai thác tiềm năng đất đai, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Sau khi tìm tòi, học hỏi và trực tiếp đi tham quan một số mô hình Tam đã chọn cây đinh lăng trồng xen canh dưới tán rừng.

Khi xác định được cây trồng, tìm hiểu về kỹ thuật khó khăn nhất đối với Tam là vấn đề vốn. Thực tế một hom giống giá 6000 đồng, để trồng 1 ha phải chi phí 20 đến 30 triệu đồng. Lúc đầu anh chỉ trồng ở một diện tích nhỏ vừa để thử nghiệm vừa lấy cơ sở để thuyết phục gia đình. May mắn là cây đinh lăng khá phù hợp, chỉ sau khoảng 3 tháng trồng đinh lăng phát triển tốt, chiều cao cây lên gần 60cm, nhiều thương lái đến tìm mua. Từ đó Tam đã vận động gia đình vay vốn để mở rộng diện tích. Đến thời điểm này gia đình anh đã trồng được trên 4 vạn gốc cây đinh lăng, trong đó có trên 3 vạn cây đinh lăng lai cao sản và 1 vạn gốc đinh lăng truyền thống. Theo Tam việc trồng và chăm sóc cây đinh lăng cũng khá đơn giản. Đặc điểm cây đinh lăng ưa bóng râm, chỉ cần làm cỏ, bóng phân, vun gốc thoe đúng quy trình thì chỉ khoảng 6 tháng đến 1 năm có thể thu hoạch bằng cách tỉa cành và lá và 2 đến 3 năm sẽ cho thu hoạch cả thân và gốc.

Đến nay vườn đinh lăng rộng gần 2ha trồng dưới tán rừng của gia đình Đặng Văn Tam đang phát triển tốt, chiều cao cây từ 70 đên 120cm, đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của đơn vị thu mua. Tam rất kỳ vọng vào loại cây trồng mới này và tin nó sẽ đem lại lợi nhuận cao cho gia đình mình. Theo gía thị trường và một số đơn vị, doanh nghiệp đến đặt vấn đề thu mua lá đinh lăng tươi giá 3000 – 5000 đồng/kg, còn phần thân và rễ có giá 25.000 đến 35.000đồng/kg. Để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm Tam cũng đã lặn lội tìm đến các công ty chế biến dược tìm hiểu thị trường và nhu cầu thực tế. Giờ đây anh rất yên tâm về đầu ra, chỉ cần có sản phẩm là công ty lên tận nơi thu mua.

Theo đoàn viên Đặng Văn Tam, gia đình đoàn viên có đất đai nên đầu tư trồng đinh lăng, vì trồng loại cây này ít tốn vốn, cây đinh lăng lại không kén đất, mà còn nhẹ công chăm sóc. Cây đinh lăng là giống ưa bóng nên có thể trồng xen canh dưới tán các cây trồng khác, rất phù hợp với điều kiện miền núi. Còn trồng đinh lăng ngoài đất trống, thì phải dùng lưới che chắn hoặc trồng thêm loại cây nông nghiệp ngắn ngày, có tàn lá xoè để “hãm” bớt ánh nắng cho cây đinh lăng. Quan trong hơn cây trông này đang có đầu ra ổn định và nâng cao thu nhập cho các gia đình đoàn viên./.
Thế Anh

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI

Chung nhan Tin Nhiem Mang