25/01/2020
Người giữ gìn văn hóa Tày Nghĩa Đô
Lượt xem: 795
Không quản ngại khó khăn, với mong
ước gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, tinh hoa của dân tộc Tày. Hàng
chục năm qua, ông Ma Thanh Sợi – Nghệ nhân dân gian ở bản Rịa xã Nghĩa Đô đang
góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc Tày ở xã Nghĩa
Đô.
Sinh
ra và lớn lên ở xã Nghĩa Đô với gần 100% là người Tày, từ nhỏ ông Ma Thanh Sợi
đã tìm tòi, học hỏi từ những cụ cao niên về những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc
mình. Từ năm 2000, sau khi nghỉ hưu ông có thời gian hơn dành cho việc sưu tầm văn hóa
tày Nghĩa Đô. Với mong muốn giữ gìn được chất văn hóa đậm
đà bản sắc dân tộc hòa nhập với cái tiên tiến của thời đại, để dân
tộc mình vẫn giữ được hồn cốt, bản sắc trong xu thế phát triển, hội
nhập chung của xã hội, ông đã dày công nghiên cứu, sưu tầm để giữ gìn những
nét đẹp trong văn hóa dân gian dân tộc mình. Ông Sợi đã đi khắp nơi trong
xã, tìm gặp nhiều cụ cao niên, tìm hiểu nhiều câu chuyện về phong tục tập quán
của người Tày, thậm chí ông còn sang cả Hà Giang, Yên Bái để tìm hiểu. Ban đầu
do không có chuyên môn nên ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu và
sưu tầm. Sau khi được Sở văn hóa thể thao và du lịch hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ thì công việc sưu tầm của ông trở nên dễ dàng hơn.
Trong
quá trình nghiên cứu, sưu tầm ông nhận thấy kho tàng văn hóa dân gian của
dân tộc Tày rất phong phú, đa dạng và độc đáo. Trong điều kiện dân tộc
không có chữ, không biết nói tiếng kinh của các thế hệ trước, người
Tày Nghĩa Đô xưa đã sáng tác và truyền miệng hàng nghìn câu thơ ca,
tục ngữ có tính nhân sinh cao, tính đại chúng phong phú để giáo dục,
bảo ban, đấu tranh sinh tồn, truyền kinh nghiệm lao động, sản xuất... Cho đến nay ông đã thực hiện chọn bộ
các phong tục tập quán, đó là nét văn hóa cơ bản của người tày Nghĩa Đô xưa:
Văn hóa ẩm thực; địa danh Nghĩa Đô xưa; tập quán làm và ở nhà sàn; tập quán
chữa bệnh bằng thảo mộc; cưới xin ăn hỏi, sinh đẻ; cúng bái, mo, then tày Nghĩa
Đô; lễ hội Pang Luông; tập quán tang, ma, tôn thờ tổ tiên; kho báu về tục ngữ,
dân ca, hát ru, hát yếu, đồng giao trào phúng… ba bài trường ca khảm hải của
làng điệu then; tập quán trồng bông dệt vải, trồng dâu nuôi tằm, dệt thổ cẩm;
tập 20 chuyện cổ tích dân tộc tày; lịch sử đền Nghĩa Đô; các lễ hội trong năm
của người tày Nghĩa Đô; các trò chơi dân gian đặc sắc của dân tộc tày. Đến
thời điểm này chỉ tính riêng tìm hiểu về người Tày xã Nghĩa Đô, ông sợi đã sưu
tầm 14 chuyên đề và gần 500 câu tục ngữ của đồng bào Tày. Tất cả những
nét văn hóa đặc sắc đó đều được ông lưu lại, nhờ đó mà có gần 85% di
sản văn hóa của người tày vùng Nghĩa Đô (Tân Tiến, Nghĩa Đô, Vĩnh Yên) được
khôi phục.

Ông Ma Thanh Sợi trong lễ trao tặng nghệ nhân dân gian |
Hiện
nay khi xã hội ngày càng phát triển hiện đại, du nhập nhiều phong cách lối sống
của phương Tây. Không ít nét hay, nét đẹp của dân tộc đã mai một theo năm
tháng, không ít thanh niên đã chạy đua với thời đại mà quên đi những gì độc đáo
vồn có từ bao đời nay của dân tộc mình. Đây là nguy cơ làm mai một dẫn đến
mất nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó ông Sợi mong muốn
cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, phát động trong cộng đồng
dân cư phong trào tự giác sưu tầm, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa các
dân tộc nói chung, dân tộc Tày vùng Nghĩa Đô nói riêng. Đồng thời, những điều
ông đã sưu tầm sẽ được kiểm định, biên tập thành sách để gìn giữ lâu dài và
truyền dạy trong nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, góp phần nhỏ bé trong việc
bảo vệ, phát triển nét văn hóa độc đáo của các dân tộc.
Những
tài liệu ông sưu tầm, ghi chép đều là những đề tài nghiên cứu khoa học có giá
trị mang tính giáo dục truyền thống được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Hội
Văn nghệ dân gian Việt Nam đánh giá cao. Với những cống hiến trong việc gìn giữ
và bảo tồn những đặc sắc của văn hóa dân tộc Tày, năm 2009, ông Sợi đã được được
Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu nghệ nhân văn hóa dân gian
và được
Bộ văn hóa tặng kỉ niệm chương vì sự nghiệp văn hóa.
Đây là nguồn cổ vũ động viên rất lớn để ông tiếp tục sự nghiệp “giữ hồn” cho
văn hóa truyền thống dân tộc Tày./.
Trọng Điểm
Đài TT – TH Bảo Yên