Hiệu quả từ mô hình trồng chanh tứ mùa
Lượt xem: 122
Cùng với cây thanh long ruột đỏ, cây đại táo và cây Hồng không hạt. Ở Bảo Hà có một hội viên nông dân đã đầu tư trồng cây chanh tứ múa với diện tích trên 2ha. Bước đầu đã khẳng định hiệu quả kinh tế, thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần so với những cây trồng truyền thống trước đây.

Từ đầu năm 2015 đến nay gia đình anh Lương Ngọc Ninh ở bản Bùn 2 xã Bảo Hà đã thu hoạch trên 3 tấn chanh quả. Với giá bán từ 12 đến 15.000 đồng mỗi kg chanh, có thời điểm giá chanh đạt trên 30.000 đồng/1kg, cùng với việc cung cấp cây giống đã đem về cho gia đình anh một nguồn thu nhập không hề nhỏ. Với diện tích khoảng trên 1ha đất vườn đồi, trước đây gia đình thường canh tác sắn và trồng cây ăn quả lâu năm nhưng thu nhập không đáng là bao. Cách đây hơn 3 năm qua tìm hiểu thấy bà con nhân dân ở một số huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang trồng cây chanh tứ múa, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là loại quả vừa có tác dụng giải khát vừa làm gia vị nên nhu cầu của thị trường ngày một lớn, người dân sản xuất ra không đủ cung cấp. Từ đó gia đình anh đã về các trung tâm giống cây trồng tìm mua giống, học hỏi kinh nghiệm và chuyển sang trồng chanh tứ mùa.

Nếu so sánh cùng diện tích 1 ha đất vườn đồi ở trong vùng bà con trồng ngô, trồng sắn nếu như thời tiết thuận lợi, cây trồng được mùa mỗi năm thu hoạch tối đa  từ 25 đến 30 triệu đồng. Cùng một diện tích đó năm 2013 gia đình anh Lương Ngọc Ninh đưa vào trồng 300 gốc chanh tứ mùa, ngay trong năm 2014 anh đã thu được gần 2 tấn quả cùng với việc sản xuất giống anh đã thu về trên 100 triệu đồng cao hơn gấp 3 lần so với cây trồng truyền thống trước đây. Trong năm 2015 này gia đình anh ước tính sẽ thu trên 4 tấn quả và khoảng 2000 cây giống, tổng thu nhập ước đạt 130 đến 160 triệu đồng. Theo kinh nghiệm sau 3 năm trồng chanh, anh Lương Ngọc Ninh nhân đình cây chanh tương đối dễ trồng, thời gian sinh trưởng nhanh, chỉ sau gần 1 năm là cho sản phẩm, chanh ra quả quanh năm và trồng một lần có thể khai thác từ 10 đến 15 năm, vốn đầu tư ban đầu cũng không quá tốn kém. Quan trong nhất đối với cây chanh là vấn đề nắm bắt khoa học kỹ thuật, chăm sóc.

 emoticon

                          Diện tích cây chanh tứ mùa của gia đình anh Lương Ngọc Ninh đã phát triển lên trên 2ha


Năm 2015 anh Ninh đã tiếp tục đầu tư cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích trồng chanh lên 2,2ha với 1300 góc chanh. Cùng với đó gia đình anh cũng đã quyết định chuyển đổi trên 6 sào ruộng kém hiệu quả sang trồng chanh và các loại cây ăn quả. Xác định đây là hướng phát triển kinh tế chính của gia đình nên đã đầu tư khá quy mô như: san gạt, xây kè dọc theo các hàng chanh để giữ ẩm và hạn chế rữa trôi đối với diện tích đất đồi; đất ruộng đã được đào rãnh và đắp luống cao từ 60 đến 1 mét.

Không chỉ đầu tư phát triển kinh tế gia đình, anh Lương Ngọc Ninh còn sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong việc trồng chanh cho bà con. Từ năm 2014 đến nay gia đình anh đã cung ứng khoảng 4000 cây giống cho người dân trong và ngoài xã Bảo Hà. Trong đó xã Bảo Hà phát triển được khoảng 2000 gốc. Khi xuất giống đều được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như cách phát hiện và phòng trừ các loại sâu bệnh.

Lựa chọn cây trồng phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế để cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập luôn là điều trăn trở của các cấp hội, hội viên nông dân. Từ mô hình trồng chanh tứ mùa của gia đình anh Lương Ngọc Ninh ở bản Bùn 2 xã Bảo Hà. Với sự năng đọng, sáng tạo và tinh thần ham học hỏi của các hội viên nông dân, tin rằng trong thời gian tới không chỉ diện tích trồng chanh được mở rộng mà sẽ có thêm những cây trồng mới được đưa vào sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích đất canh tác, góp phần xây dựng quê hương ngày một phát triển./.


Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI

Chung nhan Tin Nhiem Mang