12/05/2025
Khai mạc hội nghị họp, xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên địa bàn huyện Bảo Yên (Đợt 1) năm 2025
Lượt xem: 7
Sáng ngày 12/5 tại Hội trường tầng 5, Trụ sở UBND hành chính huyện Bảo Yên đã diễn ra hội nghị họp, xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên địa bàn huyện Bảo Yên (Đợt 1) năm 2025. Đến dự và chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Anh Dũng – Phó chủ tịch UBND huyện – Chủ tịch Hội đồng Hội đồng xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên địa bàn huyện Bảo Yên.
Quang cảnh Khai mạc Hội nghị
Hội nghị họp, xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên địa bàn huyện Bảo Yên (Đợt 1) năm 2025 được diễn ra trong 02 ngày, đây là thời gian để các chuyên gia chấm và đánh giá hiệu quả và phạm vi áp dụng của 501 giải pháp với 506 tác giả trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo. So với năm học 2023 – 2024, số lượng sáng kiến đã tăng 123 giải pháp với 127 tác giả - đây là tín hiệu tích cực trong công tác nghiên cứu, đổi tư tư duy, phương pháp dạy học của ngành Giáo dục – Đào tạo huyện Bảo Yên.
Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của các giải pháp vừa đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí sáng kiến, vừa đáp ứng thực tế tình hình giáo dục của địa phương, đồng chí Nguyễn Anh Dũng – Phó chủ tịch UBND huyện – Chủ tịch Hội đồng Hội đồng xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên địa bàn huyện Bảo Yên quán triệt: “Thành viên Hội đồng sáng của huyện và các cán bộ quản lý, giáo viên các trường phải học nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn; tập trung cao trí tuệ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, khách quan trong đánh giá theo đúng các quy định, cụ thể: A. Điều kiện để công nhận giải pháp là sáng kiến, gồm: (1) Có tính mới trong phạm vi cơ sở; (2) Đã được áp dụng tại cơ sở ; (3) Tính hiệu quả: đã mang lại lợi ích, hiệu quả thiết thực tại cơ sở. B. Các giải pháp không được công nhận là sáng kiến, gồm: (1) Giải pháp không đáp ứng các điều kiện tại điểm A vừa nêu; (2) Giải pháp mà việc công bố, áp dụng giải pháp trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội; (3) Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến”.

Tổ chức chấm và đánh giá các giải pháp giáo dục
Sau buổi Khai mạc, các cấp học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Giáo dục thường xuyên đã được chia thành các tổ/nhóm để chấm các giải pháp đã được Phòng Giáo dục – Đào tạo, Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin tổng và phân loại theo môn, lĩnh vực. Mỗi giải pháp đều được 02 chuyên gia chấm và những thành viên tham gia nộp giải pháp đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng không được tham gia chấm sáng kiến của mình/ của bộ môn để đảm bảo tính khách quan – một trong những tiêu chí cốt yếu của nghiên cứu khoa học./.
Đàm Thúy Lâm