Lào Cai: Đẩy mạnh thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hướng tới giảm nghèo bền vững
Lượt xem: 320
CTTĐT - Với mục tiêu thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế nghèo và phát sinh nghèo, thời gian qua tỉnh Lào Cai tập trung thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (PTNT) tỉnh, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất lĩnh vực nông, lâm nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tham mưu cho HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đảm bảo kịp thời, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động trong việc lập và tổ chức triển khai thực hiện dự án đảm bảo tiến độ, hiệu quả chương trình đề ra.

anh tin bai

Sản phẩm Dứa Mường Khương (HTX Thịnh Phong) đạt 3 sao năm 2022

Những kết quả bước đầu

Theo đó, đối với 37 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trong tỉnh, từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG (giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền miền núi), Chương trình Khuyến nông quốc gia; Chương trình khuyến nông ngân sách tỉnh… Các đơn vị, địa phương trong tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện 158 mô hình, dự án với kinh phí thực hiện đạt trên 172 tỷ đồng.

Riêng năm 2023, đối với các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền miền núi và xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch thực hiện 42 dự án với kinh phí trên 53 tỷ đồng; được thực hiện tại các huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn và thị xã Sa Pa. Tính đến tháng 10/2023, các đơn vị mới thực hiện đạt 2,36% kế hoạch giao. Tuy nhiên, đôi với Chương trình Khuyến nông triển khai 07 mô hình tại huyện Bắc Hà, Mường Khương và Văn Bàn đến nay thực hiện đạt 100% kế hoạch đề ra.

Điểm đáng chú ý đối với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong Chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới đó là Lào Cai đã đẩy mạnh việc phát triển sản phẩm OCOP. Thực tế cho thấy, giai đoạn 2019 - 2023, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã tổ chức tập huấn, hướng dẫn các chủ thể đề xuất, xây dựng ý tưởng, lập hồ sơ dự thi sản phẩm OCOP; phối hợp tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện; chủ trì tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm cấp tỉnh. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức đánh giá phân hạng và đề nghị UBND tỉnh phân hạng sản phẩm OCOP tại các xã có tỷ lệ nghèo cao. Cụ thể, đã xếp hạng 3 sao cho 21 sản phẩm của thị xã Sa Pa (17 sản phẩm), huyện Bắc Hà (1 sản phẩm), huyện Mường Khương (3 sản phẩm) ; xếp hạng 4 sao cho 04 sản phẩm của huyện Bắc Hà và Mường Khương. Tính đến hết tháng 10/2023 toàn tỉnh có 163 sản phẩm OCOP, trong đó có 25 sản phẩm tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% trở lên.

Đặc biệt, để tạo nguồn vốn tập trung cho phát triển sản xuất nông nghiệp ở những xã nghèo, tiến tới giảm nghèo bền vững; Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh Lào cai về việc sử dụng ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH tỉnh để cho vay phát triển kinh tế - xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên giai đoạn 2019 – 2025. Theo đó, thông qua việc lồng ghép tín dụng chính sách với các mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh với phương châm "giảm dần việc cho không, cấp không sang hình thức cho vay qua Ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi"; cân đối vốn địa phương thực hiện cho vay phát triển kinh tế xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 40% trên địa bàn tỉnh, mỗi năm tối thiểu 1 tỷ đồng/năm, giai đoạn 2021-2023, tổng số vốn ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội để cho vay phát triển kinh tế - xã hội tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao đạt 122 tỷ đồng, đồng thời tổng số lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng cho vay khác vay vốn từ năm 2021 đến 30/9/2023 đạt 583.656 lượt hộ, doanh số cho vay đạt trên 3.386 tỷ đồng.

Thực tế cho thấy, thời gian qua với sự quyết tâm vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương và người dân trên địa bàn các xã nghèo trong việc thực hiện các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo từng bước nâng cao đời sống của người dân tại địa phương. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo được Trung ương tích hợp và ban hành đầy đủ, nguồn kinh phí bố trí thực hiện có tập trung, đầu tư năm sau cao hơn năm trước, cùng với việc lồng ghép từ nguồn vốn của các Chương trình MTQG khác, nguồn ngân sách địa phương góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả và đạt mục tiêu giảm nghèo. Công tác xây dựng và tổ chức triên khai thực hiện dự án đêu có sự tham gia của người dân đặc biệt là các đối tượng thụ hưởng chương trình; các đối tượng tham gia dự án được đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của mình, được kiêm tra, giám sát các nội dung, hoạt động dự án được hỗ trợ; được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào s ản xuất, được củng cố nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc tham gia dự án giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh nói chung và ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nói riêng nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm và sự chia sẻ, tương trợ giúp đỡ nhau trong cộng đồng. Việc triên khai, thực hiện các dự án đã từng bước thay đổi tập quán, tư duy trong sản xuất nông nghiệp. Nhiêu mô hình giống cây trồng, vật nuôi được đưa vào sản xuất mang tính chất hàng hoá, có tính chuyên canh áp dụng khoa học kỹ thuật cao đã góp phần nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho hộ nghèo, cận nghèo, từng bước góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

Tiếp tục vượt khó

Trong những năm vừa qua, khi triển khai thực hiện dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp trên địa bàn cho thấy việc triển khai dự án ở những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao thường ở những xã có địa hình đồi núi, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; đồng thời những hộ dân sinh sống tại các xã này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiêu số nghèo, một bộ phận người dân còn có tư tưởng ỷ lại, không tự vươn lên thoát nghèo; việc tiếp cận, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế.

Hơn nữa việc đề xuất danh mục dự án cần hỗ trợ ở một số xã chưa sát với quy hoạch, điêu kiện thực tế địa phương và nhu cầu của hộ dân dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần nên ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án; tính bền vững của một số dự án còn chưa cao, chưa tạo ra được dự án sản xuất hàng hóa tập trung gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Việc bố trí nguồn vốn hỗ trợ sản xuất chưa kịp thời trong khi sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, gây khó khăn cho công tác tô chức thực hiện các hô mô hình, dự án.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, trong năm 2024 và những năm tiếp theo để nâng cao hiệu quả khi triển khai dự án hỗ trợ nông nghiệp ở địa phương với mục tiêu 100% các hộ tham gia nắm vững phương thức, tổ chức quản lý sản xuất, tiếp cận và áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; qua đó, biết tự tổ chức sản xuất tại gia đình khi kết thúc dự án. Phấn đấu ít nhất 80% các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu; rất cần các cấp, ngành, địa phương và tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông về chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các địa phương, hộ nông dân là đối tượng tham gia dự án tại cơ sở; tuyên truyền giới thiệu các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả, các gương điển hình tiên tiến là các tập thể, cá nhân trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai và thực hiện hiệu quả dự án hỗ trợ Phát triển sản xuất.

Các địa phương, nhất là 4 huyện nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cần chủ động lồng ghép nguồn vốn từ các Chương trình MTQG khác, vốn ngân sách địa phương để triển khai, thực hiện có hiệu quả các dự án trên địa bàn. Nghiêm túc thực hiện các dự án theo các danh mục định hướng được UBND tỉnh và UBND cấp huyện phê duyệt; đề xuất, xây dựng ý tưởng, lập hồ sơ dự thi sản phẩm OCOP; phối hợp tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện…

Cùng với đó Ngành Nông nghiệp tiếp tục chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ; các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện hiệu quả dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của các Chương trình MTQG. Thu hút, kêu gọi các Doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, tham gia chuỗi giá trị sản xuất tại các xã có tỷ lệ nghèo cao. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá dự án, từ đó tham mưu cho UBND tỉnh các nhiệm vụ, giải pháp kịp thời khắc phục, giải quyết những khó khăn, bất cập trong việc triển khai, thực hiện dự án tại cơ sở./.

Theo Báo Lào Cai điện tử
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI

Chung nhan Tin Nhiem Mang